Kinh Nghiệm Góp Vốn Làm Ăn

Chắc chắn các bạn đã không ít lần gặp trường hợp 1 người đối tác thích tính cách của bạn và mong muốn bạn gia nhập vào đội ngũ sáng lập của 1 dự án/công ty để cùng nhau phát triển
Đổi lại, founder của công ty (là người khởi xướng và chịu trách nhiệm chính, mà không phải là bạn) hứa sẽ chia cho bạn cổ phần của công ty đổi lại được sự tận hiến và kinh nghiệm chuyên môn của bạn
Thực tế: bạn rất giỏi về chuyện kiểm soát quy trình vận hành, một người anh chơi thân mời bạn về hỗ trợ mở 1 chuỗi nhà hàng và giao cho bạn nhiệm vụ vận hành. Anh sẽ chia cho bạn cổ phần của công ty là 30% và bạn không được hoặc chỉ nhận lương tối thiểu. Nhiệm vụ của bạn lúc này khá lớn,
Vậy lời mời này có đáng để bạn nhận hay không?
Trả lời: Đầu tiên bạn phải hiểu được bản thân mình cần gì nhất! Bạn cần tiền hơn hay bạn cần những giá trị vô hình khác trong quá trình làm việc này hơn
Giả sử bạn ưu tiên việc kiếm tiền, ta cùng phân tích xem bạn có thể kiếm được tiền bằng cách nào thông qua việc được chia cổ phần:
- Bạn có lương, số lương này tuy không nhiều nhưng vẫn là 1 số tiền phải cân nhắc vì trong dài hạn nó có thể được tăng lên
- Thưởng hiệu suất. Công ty có thể đề ra KPI (và nên có KPI) để khi các vị trí cao làm tốt được nhiệm vụ lớn vẫn có phần thưởng để tăng động lực phát triển
- Cổ tức. Dựa vào 30% giá trị sở hữu, tình huống tốt nhất là bạn sẽ nhận được 30% của lợi nhuận ròng sau thuế của doanh nghiệp tại cuối kỳ kinh doanh
- Thoái vốn. Đây là mong muốn lớn nhất và cũng là cách để kiếm được nhiều tiền nhất mà phần lớn các cổ đông mong muốn

Hãy thảo luận sâu hơn về Cổ tức và Thoái vốn.
- Cổ tức: thường các công ty mới thành lập, lợi nhuận sẽ được dùng phần lớn cho việc tái đầu tư. Nghĩa là bạn chỉ nhận được 30% của 1 phần nhỏ trích ra cho việc chia cổ tức. Nếu không thỏa thuận hoặc thống nhất điều này từ đầu, bạn dễ bị rơi vào trạng thái bất mãn vì công sức của mình sau 1 năm không nhận được là bao. Chưa kể, tại tình huống xấu hơn công ty không có lời liên tục trong 3-5 năm. Bạn làm rất nhiều nhưng 1 mình bạn không thể kéo cả công ty có lời được. Kết quả, bạn đành chấp nhận việc không có thu nhập trong 3-5 “cày ải”
- Thoái vốn: câu hỏi bạn cần đặt ra cho mình trước khi ký bút chấp nhận là “Ai sẽ là người mua lại cổ phần của bạn?”. Không phải bạn cứ muốn là sẽ thoái được vốn vì phải có người A nào đấy mua lại cổ phần của bạn. Người A này có thể chính là founder đầu tiên của công ty hoặc là 1 đối tác nào đó bên ngoài mà founder đánh giá có thể hỗ trợ được cho công ty ít nhất là bằng bạn. Tuy nhiên, việc này cũng có nhiều rào cản. Việc thoái vốn là việc bán sẽ được cầm 1 cục tiền từ 1 cá nhân A nào đó và ra đi trong thư thái, điều này không phải lúc nào cũng được chấp nhận dễ dàng bởi cổ đông còn lại vì nhiều lý do khách quan khác nhau. Việc bạn bán đi cổ phần của mình sẽ phải được sự đồng ý của các cổ đông hiện hữu nên đây là rủi ro tiềm ẩn trong việc bạn dứt áo ra đi
Để phòng được các rủi ro trên, trước khi bạn bắt đầu hợp tác với ai đó, hãy dành 1 khoảng thời gian đủ lâu để lên được kế hoạch thực thi và lợi nhuận kỳ vọng cùng với các khoản lương + thưởng xứng đáng với công sức của bạn
Tuyệt đối nên tránh việc hợp tác trên bàn ăn, nói miệng để rồi khi vào việc mọi thứ xảy ra không như ý muốn của mình và khi đấy rất khó để có thể sửa chữa tình hình. Tệ hơn, nó có thể làm tổn thương mối quan hệ của bạn và người founder kia
Điều quan trọng: Nếu bạn quan tâm đến 1 giá trị vô hình nào khác thì bạn có thể bỏ qua các vấn đề ở trên. Nhưng tốt nhất, 1 cuộc hợp tác kinh doanh hoàn hảo khi cả đôi bên cùng có lợi và giảm thiểu được việc 1 cá nhân cảm thấy bất công trong tương lai